KHUYẾN MẠI HOT, MỚI NHẤT NĂM 2024
Lazada 4-4 | Voucher tích lũy 400K

UPDATE TÌNH HÌNH COVID-19 CHUNG SÁNG 1/4

– Số ca không qua khỏi 42.151 tăng 4.337 ca so với hôm qua
– Số ca nhiễm: 858.669 tăng 72.956 ca so với hôm qua
– Số ca hồi phục xuất viện 178.099 tăng 12.493 ca so với hôm qua

*TÌNH HÌNH VIỆT NAM:

– Theo con số thống kê sáng nay Việt Nam có thêm 5 ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm là 212 người. Số người đang nghi nhiễm là 3,215, tổng số đang cách ly là hơn 75 nghìn người.
– Từ 0 giờ ngày 30/3 đến hết ngày 15/4, các hãng hàng không chỉ được khai thác vận chuyển hành khách với tần suất 1 chuyến/ngày/đường bay trên các đường bay Hà Nội – TPHCM, Hà Nội – Đà Nẵng/Phú Quốc và đường bay TPHCM – Đà Nẵng/Phú Quốc.
– Chính phủ chỉ đạo sẽ hỗ trợ người lao động có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương giảm thu nhập thì mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng (tức 50% lương tối thiểu), trước mắt hỗ trợ cho 3 tháng 4 đến 6.
– Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã được dỡ bỏ phong tỏa sau 3 ngày tạm phong tỏa, toàn bộ 11 người tiếp xúc gần với con trai bệnh nhân 175 đã âm tính
– Bộ Y tế cho biết 2 trong số 4 người đã được ngưng dùng máy thở, chuyển sang thở oxy, trong đó có bệnh nhân người Anh 69 tuổi có nhiều bệnh nền, bác bệnh nhân 17 cũng ổn hơn, sắp không phải xài máy ECMO.
– Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu làm xét nghiệm lần 2 đối với hơn 7.000 nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai.
– Đang có đề nghị miễn phí tiền điện cho các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân nhiễm covid-19, những cơ sở có làm xét nghiệm thì sẽ giảm 50%.
– Từ trưa nay sau khi có tin cách ly xã hội đã có rất nhiều người đổ ra các chợ và siêu thị để mua đồ tích trữ. Chính quyền vẫn khẳng định thực phẩm sẽ vẫn có đủ, như Tp.HCM cho biết có đủ thực phẩm cho ít nhất là 6 tháng, thế nên mọi người hết sức bình tĩnh không hoảng loạn

back to menu ↑

*TÌNH HÌNH QUỐC TẾ:

Trung Quốc cho biết họ sẽ đổi cách tính và tính luôn những ca nhiễm nhưng không có triệu chứng thành ca nhiễm mới, vẫn chưa có con số cập nhật của quốc gia này.
– Đến giờ tổng thống Trump mới thừa nhận covid-19 nguy hiểm hơn cúm mùa trong bài phát biểu hàng ngày về tình hình dịch. Nước Mỹ đang chạy nhanh đến con số 200 nghìn người nhiễm, số ca không qua khỏi đã là 3,860 người, vượt Trung Quốc về ca không qua khỏi.
– Quân đội Mỹ đã gửi thư kêu gọi đến những người thuộc diện quân dự bị có kĩ năng về y tế, ước tính có khoảng 10 nghìn người thuộc nhóm này.
– Thị trưởng New York cho biết trên toàn bang đã có gần 80 nghìn người nhiễm, em trai ông này cũng đã bị nhiễm virus. Có 78 nghìn nhân viên y tế đã nghỉ hưu đề nghị được quay lại làm việc để chống dịch.
– Canada chi thêm 1.4 tỷ đô để mua các dạng vật tư y tế phòng chống dịch. Có 1 trại dưỡng lão ở Toronto đang là điểm nóng sau khi 12 người già tại đây đã không qua khỏi do dịch, có 24 nhân viên đã dương tính với virus.
– Người dân Mexico sẽ bắt đầu phải thực hiện lệnh cách ly từ hôm nay, nước này có hơn 1 nghìn ca nhiễm và 28 ca không qua khỏi.
– Italy gia hạn lệnh phong tỏa cho đến ngày lễ Phục Sinh. Tại đây đã có ít nhât 66 bác sỹ không qua khỏi do dịch và gần 9 nghìn nhân viên y tế bị nhiễm. Hiện Italy đứng đầu thế giới về ca không qua khỏi với 12,418 người, số ca nhiễm đứng thứ 2 sau Mỹ, 105,792 người.
– Tây Ban Nha có số không qua khỏi cao nhất trong ngày từ đầu mùa dịch, tổng ca không qua khỏi là 8,464. Số ca nhiễm ở quốc gia này là 95,923 người. Nước này có thêm các biện pháp hỗ trợ người dân như cho kéo dài thêm hạn thuê nhà và cấm không được đuổi người thuê nhà ra trong vòng 6 tháng tới đây, việc cắt điện, gas, nước để gây sức ép cũng không được phép.
– Pháp cũng có 1 ngày số ca không qua khỏi cao nhất mùa dịch, chết 499 người trong 1 ngày, tổng số ca không qua khỏi của Pháp là 3,523 và số ca nhiễm là 52,827 người.
– Nhiều luật sư tại Anh đã kêu gọi chính phủ thả bớt các phạm nhân phạm tội không quá nghiêm trọng và các nữ tù nhân đang mang thai để giảm rủi ro lây lan trong nhà tù. Nước Anh đang có hơn 25 nghìn ca nhiễm và 1,789 ca không qua khỏi. Nước này cũng vừa thông báo 1 thiếu niên 13 tuổi đã không qua khỏi do virus.
– Các nhà khoa học tại Đức cho biết họ đã phát triển 1 phương pháp làm xét nghiệm mới có thể đẩy số làm tầm soát từ 40 nghìn như hiện nay lên 200 hoặc đến 400 nghìn xét nghiệm 1 ngày. Việc này cực kì quan trọng trong quy trình ra soát ca nhiễm tại cộng đồng trong bối cảnh nước Đức đã có gần 72 nghìn ca nhiễm và 775 ca không qua khỏi.
– Hà Lan cập nhật con số liên quan đến dịch cho thấy đã có 1,039 ca không qua khỏi và 12,667 ca nhiễm. Nước này sẽ tiếp tục dùng biện pháp cách ly cộng đồng cho đến cuối tháng 4 đầu tháng 5.
– Slovakia có ca không qua khỏi đầu tiên.
– UAE phong tỏa khu chợ chuyên bán vàng bạc đá quý và tiến hành khử trùng toàn bộ khu này, UAE bắt đầu áp dụng xét nghiệm cộng đồng theo cách drive-through của Hàn Quốc để tìm ca nhiễm, hiện nước này đang có 611 ca nhiễm và 5 ca không qua khỏi. Tính trên cả 5 quốc gia Arab tại khu vực vùng Vịnh đã có hơn 3,700 ca nhiễm và 18 ca không qua khỏi.
– Oman có ca không qua khỏi đầu tiên.
– Tunisia sẽ tăng thời hạn phong tỏa toàn quốc, đến ngày 19/4
– Iran cho biết nước này đã có hơn 3,100 ca không qua khỏi và số ca nhiễm đã là 44,606 ca. Nước này vừa nhận 1 lô hàng vật tư y tế từ 3 nước Anh, Pháp, Đức để hỗ trợ dập dịch.
– Các công ty công nghệ và quốc phòng tại Thổ Nhĩ Kì đang cùng nhau làm máy thở để chống dịch, hiện đã có 5 nghìn máy được sản xuất.
Tại Nga vị bác sỹ tuần trước dẫn tổng thống Putin đi thị sát bệnh viện đã nhiễm virus, trong các đoạn ghi hình thấy Putin có bắt tay và đứng nói chuyện gần với ông này, điện Kremlin cho biết tổng thống vẫn khỏe. Hiện Nga đang có 2,337 ca nhiễm và 18 ca không qua khỏi.
– Trẻ em Ba Lan dưới 18 tuổi không được ra khỏi nhà nếu không được bố mẹ đồng ý, người dân cũng bị hạn chế ra khỏi nhà, quân đội nước này đã được huy động để giám sát việc tuân thủ cách ly của người dân. Ba Lan đang có 2,215 ca nhiễm và 38 ca không qua khỏi.
– Không phải ở đâu việc áp dụng các điều luật phong tỏa cách ly đều diễn ra êm đẹp. Kenya báo cáo đã có 3 trường hợp không qua khỏi trong quá trình thực hiện các điều luật này. Theo thông tin thì tất cả đều do cảnh sát đã quá mạnh tay khi trấn áp. Nước này mới có 1 ca không qua khỏi do virus thì đã có 3 người chết do bị đàn áp.
– Jamaica áp dụng giới nghiêm từ tối đến sáng trong vòng 15 ngày.
– Burundi, quốc gia ở Tây Phi cho biết có 2 ca nhiễm đầu tiên, đi từ Rwanda và từ Dubai về.
– Ethiopia lùi thời gian bầu cử lại xa hơn thời điểm tháng 8 do còn lo chống dịch.
– Ủy ban nhân quyền tại New York cho biết sẽ điều tra Amazon về việc đuổi 1 nhân viên. Được biết nhân viên này đã đứng ra kêu gọi các đồng nghiệp phản đối việc hãng Amazon không chú trọng vào các vấn đề phòng chống dịch trong nhà kho của mình.
– Ủy ban châu Âu đang kêu gọi các nước thành viên tôn trọng những giá trị cơ bản và cốt lõi nhất của khối về nhân quyền sau khi nhiều nước đã đồng ý gia tăng quyền hành của thủ tướng lên mức rất cao nhằm những chính trị gia này có thêm quyền lực để tiến hành dập dịch.
– Khu xưởng IKEA tại London đã mở cửa cho chính quyền thành phố London dùng cơ sở vật chất tại đây để làm khu xét nghiệm. Hãng này cũng đã tài trợ hơn 30 triệu đô cho các nước có dịch covid-19.
– Cựu chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Marseille, Pape Diouf, đã không qua khỏi do virus.
– Ronaldo Nazario (Rô béo của Brazil) – chủ tịch Real Valladolid – từ chối xét nghiệm nCoV cho toàn đội, để dành cơ hội cho những người khác cần hơn.
– Thủ tướng Đức cho biết bà đã xét nghiệm 3 lần và đều cho kết quả âm tính.
– Chính phủ Anh đặt thêm 15 nghìn máy thở để chống dịch. Nhiều công ty sản xuất bia rượu tại Anh cũng đã chuyển sang làm nước vệ sinh tay cho các nhân viên y tế và cảnh sát để giúp lực lượng này chống dịch.
Nước Anh cũng đã lên kế hoạch 75 triệu bảng để đưa người dân đang bị mắc kẹt tại nước ngoài về nước. Chính phủ nước này còn làm voucher trị giá 15 bảng cho những trẻ đạt điều kiện được ăn miễn phí ở trường, các bé có thể xài voucher tại các siêu thị.
– Italy hôm nay sẽ hạ cờ rủ và để 1 phút im lặng nhằm tưởng niệm những nạn nhân không qua khỏi vì đại dịch, Vatican cũng hưởng ứng quyết định này. Italy hiện là nước đứng thứ 2 trên thế giới về số người nhiễm và đứng đầu về ca không qua khỏi.
Tây Ban Nha lại thêm 1 ngày tăng cao nhất từ đầu dịch về số không qua khỏi, riêng hôm nay đã chết 849 người, tổng ca không qua khỏi là 8,189 người, số ca nhiễm tăng gần 10 nghìn người, lên con số 94,417 người.
– Czech vừa cập nhật thông tin dịch, cho biết nước này đã vượt ngưỡng 3 nghìn người. Tuy nhiên số ca nhiễm có dấu hiệu giảm nhẹ, chính phủ nước này mong rằng cho đến thời điểm Lễ Phục Sinh họ sẽ có thể giảm bớt các biện pháp hạn chế đi lại.
– Lại thêm 1 ca không qua khỏi do SARS-CoV-2 ở thiếu niên, nạn nhân là 1 cô bé 12 tuổi tại Bỉ. Giới chức nước này tiếp tục cảnh báo covid-19 sẽ không tha cho bất kì ai, kể cả những thanh niên luôn nghĩ mình miễn nhiễm với virus.
– Ireland ban hành 1 hướng dẫn về việc tình dục an toàn trong thời gian dịch đang diễn ra tại quốc gia này. Theo hướng dẫn thì chỉ nên quan hệ tình dục với bạn tình ở cùng 1 nhà hoặc với người không bị nhiễm virus, hạn chế hôn người lạ, và nếu có thủ dâm thì nên rửa sạch tay và dụng cụ hỗ trợ bằng xà phòng trong vòng ít nhất 20 giây.
– New Zealand có 1 cách giúp trẻ em ở nhà đỡ buồn đó là bày trò chơi Teddy hunt, tìm gấu bông được giấu bên ngoài nhà hàng xóm. Thủ tướng nước này cũng tham gia.
– Sierra Leone thông báo có ca nhiễm đầu tiên, là người đi về từ Pháp.
– Tổng thống Thổ Nhĩ Kì tặng 7 tháng tiền lương cho quỹ chung chống dịch covid-19 ở nước này. Các chính khách cũng đóng góp được hơn 500 nghìn đô cho quỹ này.
– Trong 1 ngày Iran có hơn 3,100 ca nhiễm, đưa số ca nhiễm lên con số 44,606 ca, số không qua khỏi đã gần đến mức 3,000 người.
– Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ gởi các thiết bị y tế, phẫu thuật trị giá khoảng 100 triệu USD cho các nước Italy, Tây Ban Nha và Pháp. Ông Trump không nêu cụ thể con số cho từng nước và mốc thời gian gởi viện trợ. Song song với đó ông cũng ca ngợi các nước gửi đồ vật tư y tế giúp nước Mỹ, trong đó Nga đã gửi 1 “máy bay rất, rất lớn” đến.
– Nước Mỹ chỉ trong hôm nay đã có 575 ca không qua khỏi, đưa số người không qua khỏi vì đại dịch lên quá mức 3,000 người. Số ca nhiễm vẫn đang bỏ xa các nước còn lại, đang có 164,641 ca nhiễm.
– Tổng thống Panama đưa ra 1 điều luật lạ lùng để hạn chế lây lan virus đó là chia ngày chẵn và lẻ, nữ giới được ra khỏi nhà thứ 2, 4, 6; nam giới được ra vào thứ 3, 5, 7; Chủ Nhật thì tất cả ở nhà.
– Nhóm 8 chuyên gia y tế của Trung Quốc cùng chuyến hàng viện trợ đã hạ cánh tại Venezuela để bắt đầu hỗ trợ nước này chống dịch, hiện Venezuela đang có 135 ca nhiễm.
– Indonesia tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, quyết định không cho người nước ngoài đến và cả transit tại quốc gia này luôn. Nước này hiện có 1,528 ca nhiễm và đã có 136 ca không qua khỏi. Chính phủ Indonesia cho biết họ sẽ thả 30 nghìn tù nhân ra khỏi trại sớm để giảm nguy cơ lây nhiễm trong trại.
– Chính phủ Malaysia đã làm 1 chiến dịch kêu gọi các bà vợ không nên chèn ép các ông chồng quá mức khi cả 2 đang phải ở nhà do các lệnh cách ly.
– Hàn Quốc dự định bắt đầu năm học mới vào ngày 9/4, sẽ học online. Nước này số ca nhiễm vẫn tăng nhưng không dồn dập như 1 tháng trước nữa, giờ gần có 10 nghìn ca nhiễm.
– Tokyo cắt thêm 1 nguồn giải trí nữa của người dân để hạn chế lây lan virus sau khi số ca nhiễm tăng trở lại vào những ngày gần đây, người dân sẽ không được đi hát karaoke và đi quán nhậu nữa. Việc đi ngắm hoa anh đào nở cũng không được diễn ra nữa.
– Một sân vận động ở Ấn Độ đã được trưng dụng làm khu giam giữ tạm thời để giam những người vi phạm yêu cầu tự cách ly ở nhà. Có bang đã áp dụng xịt thẳng hóa chất tẩy trùng lên những công nhân đến từ nơi khác để khử khuẩn.
– Ai Cập có thêm 1 cách tuyên truyền mới đó là chiếu lazer các thông điệp cổ vũ tinh thần lên các kim tự tháp.
– Tình hình phòng chống dịch ở nhiều nước châu Phi rất khó khăn, 1 ví dụ điển hình là quốc gia Cộng hòa Trung Phi cả nước chỉ có 3 máy thở, nếu dịch diễn ra ở đây thì chắc chắn sẽ gây nên 1 thảm họa.
– Nhiều quốc gia đã phải tạm dừng triển khai mạng 5G vì ảnh hưởng của dịch covid-19.
– Ngân hàng thế giới cho biết có thể đại dịch sẽ gây những tác động nặng nề chưa từng có trên thế giới. Có thể sẽ đẩy hơn chục triệu người ở Đông Á vào cảnh nghèo đói hơn bây giờ.

Theo: Vnexpress, suckhoedoisong, Tiền Phong, CNN, WHO

 

back to menu ↑

COVID-19 LÀ GÌ?

COVID-19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, dịch bệnh lan rộng tại nhiều thành phố của Trung Quốc. 29 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.

Virus Corona gây viêm đường hô cấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Ngoài chủng Virus Corona mới phát hiện này, đã có 6 chủng Virus Corona khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
virus-corona-covid-19

back to menu ↑

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus Corona được khuyến cáo

Đây là biện pháp được tổ chức y tế thế giới WHO và bộ y tế khuyến cáo. Bạn đọc cần nắm rõ các biện pháp phòng ngừa để phòng tránh bệnh hiệu quả

virus-corona-covid-19

Theo nội dung đó. Các biện pháp phòng tránh bao gồm:

  1. Sử dụng khẩu trang đúng cách
  2. Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt / ho
  3. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sạch hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn
  4. Dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho và hắt hơi
  5. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm
  6. Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết…
back to menu ↑

2019-nCoV có nguồn gốc từ đâu?

Các cơ quan y tế và đối tác đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Vi rút Corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SARS, tất cả đều có nguồn gốc là vật chủ từ loài dơi. Vi rút Corona là một họ vi rút lớn, phổ biến ở nhiều loại động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại virus Corona khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ loài cầy hương, trong khi MERS, một loại virus Corona khác lây nhiễm cho người, bắt nguồi từ lạc đà.

back to menu ↑

2019-nCoV lây lan như thế nào?

Đến nay, bệnh được xác định là có lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh. Bệnh còn lây qua đường gián tiếp khi bàn tay người lành tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm virus, sau đó đưa vào miệng, mũi, mắt và gây nhiễm bệnh. Do đó, phòng bệnh cơ bản là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và các biện pháp dự phòng đã liệt kê ở trên, không phải dùng thuốc. Theo một số nghiên cứu, bệnh cũng có thể lây qua đường tiêu hóa.

back to menu ↑

2019-nCoV có những triệu chứng gì? Bệnh nguy hiểm ra sao?

Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: Sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

back to menu ↑

Nếu tôi bị sốt, ho, khó thở tôi phải làm gì?

  • Không nên đi du lịch
  • Phải đeo khẩu trang y tế và đến khám bệnh tại cơ sở y tế gần nhất.
  • Hạn chế tới nơi tập trung đông người, Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần đeo khẩu trang đúng cách.

virus-corona-covid-19

virus-corona-covid-19

virus-corona-covid-19

virus-corona-covid-19

virus-corona-covid-19

Tham khảo thêm tài liệu về COVID-19 tại WHO: https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200213-sitrep-24-covid-19.pdf?sfvrsn=9a7406a4_4

 

Review ZimKen